Trang chủ Giáo án điện tử Hướng dẫn thi thiết kế giáo án điện tử E – Learning...

Hướng dẫn thi thiết kế giáo án điện tử E – Learning (chuẩn SCORM) năm học 2011-2012

806
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

______________

Số: 10/2011/NGT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________

Ea kar, ngày 31 tháng 10 năm 2011

Kính gửi: Các tổ chuyên môn trường THPT Ngô Gia Tự

– Căn cứ công văn số 1137/SGDĐT-KTKĐCLGD-CNTT của sở giáo dục và đào tạo Đăk Lăk ngày 24 tháng 10 năm 2011;

– Công văn bổ sung hướng dẫn thi giáo án điện tử và tiêu chuẩn đành giá giáo án điện tử năm học 2011-2012

Nay trường THPT Ngô Gia Tự hướng dẫn cụ thể thi thiết kế giáo án điện tử E – Learning (chuẩn SCORM) như sau:

1. Về thể thức của giáo án:

Thiết kế giáo án trên phần mềm Lecter Maker, Violet 1.7, Adobe Presenter 7 và các phần mềm hỗ trợ khác theo chuẩn SCORM trong việc hoàn thành một tiết giáo án (không sử dụng phần mềm Power Point). Giáo án phải thể hiện được các yêu cầu của một tiết dạy trên lớp, thể hiện tính đa phương tiện truyền thông (multimedia) gồm phim(video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, tiếng nói, …(chú trọng việc đổi mới về phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh); về lý thuyết phải ngắn gọn, minh hoạ phải sinh động, giáo án ghi rõ, tiết phân phối chương trình, tên tác giả,  trường đăng ký dự thi.

Trang đầu tiên của bài giảng ghi rõ theo mẫu:

Mục tinThí dụ trang trình bày đầu tiên
Tên cuộc thi

.

Tên bài giảng

.

Tên môn, lớp

Tên tác giả biên soạn

Email:

Tên trường học, huyện, tỉnh

.

Tháng năm 2011

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK

Cuộc thi Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử

Bài giảng:

SÓNG ÂM THANH

Chương trình Vật lý, lớp 12

Giáo viên: Nguyễn Văn A

nguyenvana@moet.edu.vn

Trường THPT Ngô Gia Tự

Huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk

Tháng 10/2011

2. Qui định tiết soạn (theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk)

– Các bài thuộc chương trình lớp 12 ban cơ bản, cụ thể:

Ngữ vănToánVật lýHóa họcSinh họcLịch sửĐịa lýTiếng anhGDCDTin học
Tiết  40,41bài 3,4GT,chương 2),

bài 2 (HH,chương 2)

Bài 38Tiết 23, 66Bài 19, 28Bài 12Bài 25Unit 2: C.Listening (10)Bài 5Bài 2

– Các tổ chuyên môn nộp về cho đồng chí Nguyễn Tiến Dũng trước ngày 15 tháng 11 năm 2011 (bằng file và đóng gói file). Yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn phân công thực hiện nghiêm túc đúng qui định cuộc thi do Sở phát động.

3. Tiêu chuẩn đánh giá tiết giáo án điện tử

a)  Yêu cầu đánh giá tiết giáo án điện tử

Việc chuẩn bị giáo án cho một tiết dạy là một khâu trong quá trình dạy học, giúp cho giáo viên chủ động trong giờ lên lớp, đảm bảo các yêu cầu của kế hoạch dạy học.

Tiết giáo án điện tử cũng đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của một tiết giáo án truyền thống đó là:

–         Đảm bảo tính chính xác khoa học (khoa học bộ môn)

–         Đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng trọng tâm

–         Liên hệ với thực tế (có tính giáo dục)

–         Trình bày ngắn gọn, rõ ràng thể hiện được việc làm của thầy và trò

Ngoài ra còn có các yêu cầu sau:

+ Tính đa phương tiện (multimedia), sự kết hợp của các phương tiện khác nhau nhằm thu hút người học (gồm hình ảnh, âm thanh, hình ảnh đồ hoạ, phim minh hoạ…)

+ Tiện sử dụng

+ Biết sử dụng các phần mềm trình chiếu mà dễ dàng tạo bài giảng E-Learning (theo chuẩn SCORM)

4. Tiêu chuẩn đánh giá một tiết giáo án điện tử

a)  Tiêu chí

– Tiêu chí về nội dung

– Tiêu chí về hình thức

– Tiêu chí về kỷ thuật

– Tiêu chí về hiệu quả

b)  Tính thể hiện cần đạt

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh sau bài học

Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản

– Cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn

– Cần mở rộng, liên hệ thực tế đối với bài học

Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học (chương trình hóa tiến trình dạy học)

– Xác định cấu trúc của kịch bản

– Xác định các bước của quá trình dạy học

– Xác định quá trình tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác (phim, ảnh, âm thanh, …), các công cụ hỗ trợ

Bước 4: Xác định tư liệu cho các hoạt động

– Phim (video), ảnh(image), hoạt cảnh (amimation), …

– Tìm kiếm tư liệu

– Xử lý tư liệu

– Phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động

Bước 5: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa kịch bản dạy học

– Các phần mềm theo chuẩn SCORM (Lecture Maker, Violet 1.7, Adobe Presenter, Captivate, …)

– Cài đặt phần mềm

– Tạo hiệu ứng trong tương tác, …

Bước 6: Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện

– Kiểm tra tính logic, hợp lý

– Hoàn thiện

– Đóng gói

c)  Tiêu chuẩn

– Tính chính xác khoa học                                                               4 điểm

– Tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ được trọng tâm               4 điểm

– Tính đa phương tiện (multimedia)                                             8 điểm

– Trình bày rõ ràng, dễ sử dụng                                                     4 điểm

d)  Cách xếp loại

Loại tốt:               Tổng điểm là 18 điểm đến 20 điểm

– Loại khá:              Tổng điểm là 16 điểm đến dưới 18 điểm

– Loại trung bình:   Tổng điểm là 13 điểm đến dưới 16 điểm

– Không xếp loại:   Tổng điểm dưới 13 điểm

Nơi nhận:

– Chi ủy (để báo cáo);

– BGH (triển khai);

– Tổ chuyên môn (thực hiện);

– Lưu văn thư.

KT. HIỆU TRƯỞNG

P. HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

Nguyễn Tiến Dũng