CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC CÔNG ĐOÀN NGÔ GIA TỰ ______________ Số: 02/PT-CĐNGT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________ Eakar, ngày 8 tháng 5 năm 2014 |
Tổ chức thi:
Tìm hiểu “Công đoàn Việt Nam – 85 năm xây dựng và phát triển”
____________
Căn cứ kế hoạch số 06/HD-CĐN ngày 6 tháng 5 năm 2014 về việc tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Công đoàn Việt Nam – 85 năm xây dựng và phát triển”. Ban chấp hành công đoàn hưởng ứng cuộc thi và phát động đến công đoàn viên như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Cuộc thi là hình thức sinh hoạt chính trị bổ ích trong đời sống tinh thần của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức lao động (CNVCLĐ) cả nước, là hình thức tuyên truyền, giáo dục giúp CNVCLĐ hiểu sâu sắc hơn về tổ chức Công đoàn Việt Nam qua những chặng đường lịch sử.
2. Thông qua cuộc thi giúp cho cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử.
3. Cuộc thi được tổ chức sâu rộng, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm gắn với các hoạt động tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
1. Tên cuộc thi “Công đoàn Việt Nam – 85 năm xây dựng và phát triển”
2. Đối tượng dự thi: Cán bộ, đoàn viên Công đoàn, CNVC LĐ trực thuộc Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk.
3. Nội dung thi
– Tìm hiểu về lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của giai cấp Công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn với lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của Công đoàn tỉnh Đắk Lắk.
– Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng giai cấp Công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam (theo nội dung Nghị quyết 20, Kết luận 79-KL/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng giai cấp Công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
– Những quy định về vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của Công đoàn VN.
– Liên hệ thực tế hoạt động công đoàn tại đơn vị; trách nhiệm của bản thân về tổ chức công đoàn, phong trào CNVC LĐ ( phần liên hệ không quá 1500 từ).
( Các nội dung trên sẽ được thể hiện trong Bộ câu hỏi thi tìm hiểu do Ban Tổ chức biên soạn và gửi kèm).
4. Hình thức thi
– Thi viết bằng tiếng Việt (viết tay hoặc đánh máy; nếu đánh máy, thể hiện trên giấy A4, Font chữ Times New Roman, khổ chữ 14). Mỗi cá nhân tham gia thi chỉ được gửi 01 bài dự thi.
– Ngoài bìa bài dự thi phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân hoặc nhóm tác giả dự thi, bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, giới tính, dân tộc, đảng viên, đoàn viên, đơn vị công tác, địa chỉ thường trú, số điện thoại liên lạc.
– Khuyến khích bài thi có hình ảnh minh họa và đóng thành tập.
5. Thời gian dự thi:
– Từ nay đến hết ngày 15/6/2014.
– Nộp bài về công đoàn giáo dục tỉnh trước ngày 21/6/2014.
6. Cơ cấu giải thưởng: theo quy định tại kế hoạch số 26/KH-LĐLĐ ngày 29/04/2014 của Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk.
– Giải thưởng cho cá nhân tham gia cuộc thi:
– 01 giải Nhất: 5.000.000 đồng
– 02 giải Nhì, mỗi giải: 3.000.000 đồng
– 05 giải Ba, mỗi giải: 2.000.000 đồng
– 10 giải Khuyến khích, mỗi giải: 1.000.000 đồng
* Giải Cá nhân được tặng giấy công nhận và tiền thưởng của Cuộc thi.
* Ngoài ra công đoàn ngành sẽ tặng giấy khen cho 05 công đoàn cơ sở có số lượng đoàn viên tham gia trên 90% và các bài dự thi đạt chất lượng.
7. Công bố kết quả và trao giải thưởng:
Lễ tổng kết và trao thưởng dự kiến tổ chức vào dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam ( 28/7/2014).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Công đoàn
– Xây dựng và hướng dẫn, cung cấp Bộ câu hỏi thi phù hợp với nội dung thi, đề cương gợi ý trả lời đến các CĐCS trực thuộc.
– Tổ chức tổng hợp và phân loại bài thi, nộp về Ban Tổ chức cuộc thi của CĐ ngành.
2. Đối với các tổ công đoàn:
– Căn cứ hướng dẫn tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tham gia cuộc thi. Đảm bảo có 100% cán bộ, đoàn viên, CNVC LĐ tham gia cuộc thi.
– Câu hỏi 6,7 phải viết theo chính kiến của cá nhân đối với câu hỏi đặt ra, tránh sao chép của nhau, ảnh hưởng đến kết quả, mục đích, yêu cầu của cuộc thi.
– Công đoàn lấy số lượng tham gia của các tổ để làm căn cứ thi đua. Đề nghị các tôt trưởng công đoàn nhắc nhở các CĐV thma gia đầy đủ và hiệu quả.
Trên đây là Hướng dẫn tổ chức thi tìm hiểu “Công đoàn Việt Nam – 85 năm xây dựng và phát triển”. Ban chấp hành công đoàn các đơn vị trực thuộc căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị triển khai thực hiện.
Nơi nhận: – Các tổ công đoàn; – Lưu VPCĐ. | TM. BAN THƯỜNG VỤ CHỦ TỊCH
Hoàng Trọng Lập |
BỘ CÂU HỎI THI TÌM HIỂU
“CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM – 85 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN”
Câu 1: Anh (Chị) hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này ?
Câu 2: Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI đã xác định phương hướng, nhiệm vụ. Anh (Chị) tâm đắc với nhiệm vụ nào? Vì sao?
Câu 3: Anh (Chị) quan tâm nhất là chức năng nào của tổ chức Công đoàn Việt Nam? Vì sao?
Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Công đoàn tỉnh Đắk Lắk và ý nghĩa của sự kiện này?
Câu 5: Tại Đại hội Công đoàn tỉnh Đắk Lắk lần thứ IX (nhiệm kỳ 2013 – 2018) diễn ra từ ngày 19 – 21/3/2013 đã quyết định những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của các cấp công đoàn trong nhiệm kỳ 2013 – 2018. Anh (chị) hãy nêu tóm tắt những nhiệm vụ, giải pháp đó?
Câu 6: Theo Anh (chị) cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của mình cần tập trung thực hiện những công việc gì để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Vì sao?
Câu 7: Anh (Chị) hãy viết một bài khoảng 1.500 từ cống hiến, đề xuất mô hình, đổi mới phương pháp hoạt động Công đoàn trong giai đoạn hiện nay hoặc những kỷ niệm sâu sắc hay những tấm gương tiêu biểu trong phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn?
Hướng dẫn trả lời: [Download not found]