Trang chủ Dạy học STEM Mô hình trồng rau thuỷ canh, mô hình trồng rau khí canh...

Mô hình trồng rau thuỷ canh, mô hình trồng rau khí canh và mô hình ủ phân từ rác thải hữu cơ

395

Sáng ngày 07/12/2020, tại trường THPT Ngô Gia Tự đã diễn ra hoạt động giáo dục STEM chính thức lần thứ hai. Hoạt động diễn ra theo đúng tiến độ trong kế hoạch về giáo dục STEM đã được đề ra của BGH nhà trường.

Hoạt động lần này bước sang phần thuyết trình các sản phẩm với chủ đề: Mô hình trồng rau thuỷ canh, mô hình trồng rau khí canh và mô hình ủ phân từ rác thải hữu cơ.

Chủ đề lần này được thực hiện bởi thầy Đỗ Hoàng Xuyên và học sinh lớp 11C10. Đây là một dự án thực hiện trong hai tiết cách nhau 4 tuần. Trong đó các hoạt động như: xác định vấn đề, trao đổi về kiến thức nền, thống nhất và duyệt phương án thiết kế đã thực hiện ở tuần thứ 9. Trong quãng thời gian (tuần 10, 11, 12, 13) các em học sinh thực hiện tạo mô hình mẫu tại nhà và phần cuối cùng là thực hiện thuyết trình sản phẩm vào ngày 07/12/2020 (thứ hai) tuần học số 14.

 Hình 1: Học sinh chuẩn bị sản phẩm ở nhà

Buổi học lần này có sự tham dự của BGH và không nhiều thầy, cô giáo trong nhà trường. Tuy nhiên, bài học diễn ra với phần thuyết trình sinh động, hiệu quả và đầy tính thực tiễn của các nhóm học sinh. Cùng với đó phần hỏi – đáp, phản biện ở nhiều góc cạnh của các em học sinh làm cho buổi học thật sự bổ ích và hấp dẫn. Trong phần tranh luận về các mô hình sản phẩm, thầy Nguyễn Thanh Dũng, hiệu phó nhà trường cũng tham gia chia sẻ một thông tin hữu ích, kịp thời, đầy tính thời sự về mô hình ủ phân hữu cơ ở qui mô lớn của tập đoàn Vinamilk.

Hình 2: Sản phẩm mang theo để thuyết trình

Các nội dung cơ bản trong hoạt động STEM lần này.

Bài học STEM với chủ đề: MÔ HÌNH TRỒNG RAU THUỶ CANH, MÔ HÌNH TRỒNG RAU KHÍ CANH VÀ MÔ HÌNH Ủ PHÂN TỪ RÁC THẢI HỮU CƠ.

Mục tiêu

– Giúp học sinh ôn luyện lại kiến thức về phân bón trong chương trình Hoá học lớp 11.

– Giúp học sinh phát triển các năng lực: Tự học và tự chủ, Giáo tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng: phát hiện và giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, trình bày (thuyết trình), ….

Các hoạt động chính:

Phần thuyết trình:

  1. Hai nhóm thực hiện mô hình trồng rau thuyết trình về vai trò của các nguyên tố trong dung dịch dinh dưỡng với rau trồng tương ứng: các nguyên tố chính như N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác. Các em học sinh cũng trình bày về cách chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng với giá trị pH phù hợp.
  2. Nhóm học sinh thuyết trình về mô hình ủ phân từ rác thải hữu cơ đã trình bày về quá trình hoá học xảy ra, đặc điểm của loại phân hữu cơ sau khi ủ thành công. Các em cũng so sánh được phân hữu cơ và phân hoá học, nêu được ưu và nhược điểm của từng loại phân cùng với đó đề xuất cách xử dụng hợp lí với từng loại phân.

 Hình 3: Các nhóm học sinh thuyết trình về sản phẩm

Phần hỏi đáp và tranh luận: các em học sinh đã tham gia hỏi đáp với nhiều nội dung trọng tâm và thực tế:

– Khó khăn khi thực hiện mô hình.

– Nói về giá thành của dung dịch dinh dưỡng, cách xử lí, chăm sóc, ….

– Qui trình thực hiện mô hình, cơ hội mở rộng.

– Ưu và nhược điểm.

  Hình 4: Phẩn tranh luận của các em học sinh

Sau 45 phút hoạt động buổi học đã kết thúc trong sự thoã mãn và vui vẻ của các thầy, cô giáo tham dự cũng như các em học sinh.

Video thực hiện các dự án ở nhà của học sinh.