Trang chủ Nổi bật Trường THPT Ngô Gia Tự tham dự hội nghị Thượng đỉnh toàn...

Trường THPT Ngô Gia Tự tham dự hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về giáo dục lần thứ 2 tại trường ĐH Adamas, Ấn Độ

782

Nhằm tăng cường các hoạt động đổi mới sáng tạo trong dạy học giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện và trau dồi các kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21, trường THPT NGÔ GIA TỰ đã tổ chức nhiều hoạt động dạy học ngoại khóa bổ ích như dạy học qua dự án, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, tổ chức trải nghiệm sáng tạo STEM hướng nghiệp, tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức các cuộc thi theo chủ đề bảo vệ môi trường, văn hóa giao thông, văn nghệ, thể dục thể thao… Nhiều giáo viên trong trường tích cực tự học tập, nghiên cứu và tham dự các đợt tập huấn chuyên môn, các hội thảo giáo dục quốc tế trong và ngoài nước.

Tháng 9 năm 2018, trường THPT NGÔ GIA TỰ, Đắk Lắk được công nhận là trường thành viên chính thức của Quỹ phát triển đổi mới giáo dục quốc tế GEIST. Sau hơn một năm hoạt động tích cực và có nhiều thành tích đáng ghi nhận, vừa qua cô Hiệu trưởng Phạm Thị Dinh (GPS principal) và cô Bùi Thị Liên (GPS teacher) được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về giáo dục lần thứ 2 diễn ra tại trường ĐH Adamas, Ấn Độ.

Đoàn Đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về giáo dục tại Ấn Độ

 

Đoàn đại biểu Việt Nam và bạn bè quốc tế

 

Trong 2 ngày, 6-7/12 năm 2019, cùng với các đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới, 2 cô đã báo cáo tham luận 2 công trình nghiên cứu tại đây và đồng thời học hỏi được nhiều kiến thức quý giá từ các nhà giáo dục và học sinh quốc tế.

 

Cô Phạm Thị Dinh nhận giải thưởng

Sau phiên thảo luận đặc biệt dành cho các nhà lãnh đạo giáo dục, cô Phạm Thị Dinh được trao giải hiệu trưởng xuất sắc và được tặng giấy khen.

Các giáo viên và học sinh giao lưu học hỏi tại phần triển lãm posters

Hội nghị đã mang lại bức tranh toàn cảnh về xu hướng giáo dục thế kỷ 21, về vai trò và sứ mệnh của các nhà quản lý giáo dục và tất cả các giáo viên trong việc cùng tạo một môi trường hợp tác toàn cầu bền vững, giúp học sinh học tập chủ động để phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, đạo đức và có đủ năng lực cần thiết cho tương lai.

 

Bài viết và hình ảnh: cô Bùi Thị Liên